Sự thay đổi khí hậu trên Trái đất có liên quan rất mật thiết tới cuộc sống của con người.
Thông qua sự quan sát và nghiên cứu khí hậu toàn cầu các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 100 năm trở lại đây, nhiệt độ bình quân toàn cầu tăng cao 0,5 đến 0,6 độ C và có xu thế tiếp tục tăng. Sự phát hiện này gây chú ý rộng rãi cho con người. Năm 1989 Chương trình kế hoạch môi trường Liên Hợp Quốc còn đưa ra vấn đề “Nhiệt độ toàn cầu tăng lên” liệt vào chủ đề chính trong ngày “Môi trường thế giới năm đó”.
Tại sao khí hậu toàn cầu lại nóng lên?
Nhân tố làm thay đổi khí hậu rất phức tạp, nhưng có thể chia làm 2 nhân tố con người và nhân tố tự nhiên.
Nhân tố tự nhiên có:
Hoạt động của Mặt trời bao gồm: vết đen Mặt trời, tia lửa Mặt trời, vệt sáng…
Của dải băng hà và sự thay đổi của luồng khí lạnh, luồng khí ấm, núi lửa…
Nguyên nhân của vũ trụ như sự thay đổi tốc độ xoay chuyển của Trái đất.
Nhân tố con người:
Chỉ các hoạt động không hợp lí của nhân loại
Ví dụ: Theo đà phát triển của công nghiệp các nhiên liệu đốt như: than, dầu, khí thiên nhiên trong nhà máy đã làm cho hàm lượng cacbonic trong không khí tăng nhanh. Sự tàn phá rừng và thảo nguyên của con người làm cho khí cacbonic tăng cao và lượng oxy mà rừng và thảo nguyên tạo ra ít đi rất nhiều. Khí cacbonic càng ngày càng tăng là trở ngại ngăn không cho nhiệt độ giảm xuống.
Hàm lượng cacbonic trong tầng khí quyển tăng mạnh sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính. Kết quả ánh Mặt trời có thể chiếu xuống Trái đất trong khi nhiệt độ giảm xuống và nhiệt độ trên Trái đất càng ngày càng nóng lên.
Hiện nay, mỗi năm lượng khí cacbonic trên Trái đất tăng với tốc độ 0,7 ppm. Từ đây chúng ta có thể tính được đến thập kỷ 30 của thế kỷ XXI, nhiệt độ bình quân trên Trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5 độ C so với hiện nay. Lúc đó nước biển sẽ trở nên rất nóng, mặt nước biển sẽ tăng 0,2 đến 0,4 mét cộng thêm dải băng hà tan ra, mực nước biển sẽ càng tăng cao, có khả năng các vùng ven biển sẽ bị lụt, làm cho môi trường tự nhiên và hệ sinh thái bị phá hoại, mọi thiên tai như bão, mưa rào, sóng thần, sức nóng,… sẽ liên tiếp xảy ra và đem lại tổn thất không thể lường trước được cho các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt cũng như cuộc sống của toàn nhân loại. Có người coi đó là “Thiên tai của chiến tranh hạt nhân”.