Vì sao “Con đường tơ lụa” là con đường thông thương cổ đại?

Dưới triều nhà Hán, Trung Quốc đã mở được một con đường thông thương buôn bán có khởi điểm là Thủ đô Trường An thời bấy giờ (nay là Tây An) và vắt ngang qua đại lục châu Á, chạy thẳng tới Địa Trung Hải rồi vượt biển, đạt tới điểm cuối cùng là thành La Mã. Thông qua con đường thông thương kéo dài hơn bảy ngàn kilômet, liên kết ba lục địa châu Á, châu Phi và châu Âu, dân tộc Hán đã chuyển tới toàn thế giới nền kỹ thuật nông nghiệp, thủ công nghiệp tiên tiến, bao gồm cả bốn phát minh lớn của Trung Quốc. Ngược lại nhiều sản vật và văn hoá độc đáo của phương Tây như sư tử, lạc đà, nho, dưa chuột, cả đến Phật giáo của Ấn Độ, hội hoạ của Hy Lạp cũng được truyền nhập vào Trung Quốc. Nền kinh tế và văn hoá của hai miền Đông Tây.

Nhờ có Con đường thông thương này đã được giao lưu, đem lại ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển của nền văn minh thế giới.

Trên con đường buôn bán này, hối bấy giờ thứ hàng được trở đi nhiều nhất là tơ lụa, một đặc sản của Trung Quốc. Vì thế con đường này đã được gọi là “Con đường tơ lụa”. Nghe nói khi một vị hoàng đế La Mã lần đầu tiên mặc bộ quần áo bằng tơ lụa do Trung Quốc sản xuất để đi xem hát đã gây chấn động cả kinh thành La Mã.

Năm 139 trước Công nguyên, Trương Khiên xuất phát đi Tây Vực, nhưng chẳng bao lâu ông bị quân Hung Nô bắt. Sau 11 năm bị giam giữ, ông trốn thoát và đến năm 126 trước Công nguyên thì trở về được Trường An. Dưới sự chỉ đạo của quân Hung Nô, khống chế được khu vực Hà Tây thông tới Tây Vực. Năm 119 trước Công nguyên, một lần nữa Hán Vũ Đế lại sai Trương Khiên đi sứ Tây Vực. Ông tới trước Ô Tôn (Nay thuộc vùng sông Y Lê và hồ Y Tắc Ư lại sai phó sứ đến các nước Đại Nguyệt Thị, An Tức (nay là Iran), Quyên Độc (Ấn Độ thời cổ). Sau đó đến năm 115 trước Công nguyên thì trở về Trường An.

Do những hạn chế của điều kiện lịch sử, sứ thần Hán chưa thể theo Con đường thông thương này mà tới được đế quốc La Mã của phương Tây. Nếu không, theo lời các sử gia, lịch sử của thế giới sẽ phải viết lại.