Tần Thuỷ Hoàng đốt sách và chôn nhà nho là chuyện như thế nào?

Năm 213 trước Công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng ban yếu trong cung điện của thành Hàm Dương cho các quận thần. Sau ba tuần rượu, viên quan phó xạ Chu Thanh Thần đứng dậy nói lên lời chúc rượu, ca ngợi Tần Thuỷ Hoàng đã đem các nước chư hầu vốn dĩ tách rời nhau chuyển thành các quận huyện, làm cho thiên hạ thái bình, công lao ấy của Tần Thuỷ Hoàng thật là bất hủ.

Nhưng học sỹ Thuần Vu Việt đứng dậy công kích chế độ quận huyện. Hơn nữa ông ta còn yêu cầu dựa vào thể chế của đời xưa cắt đất phong hầu cho các đệ tử.

Lúc bấy giờ thừa tướng Lý Tư đứng lên bác bỏ các luận điểm của Thuần Vu Việt, rồi lại mượn vấn đề này để nói rộng ra rằng những kẻ đọc sách chỉ quen luận bàn Thi Thư, dùng những chuyện đời xưa để bài bác công việc ngày nay, gây mê cảm, làm hỗn loạn lòng người, vì thế nhất định phải đem họ ra mà trừng trị thật nghiêm mới được.

Tần Thuỷ Hoàng nghe nói như thế, đã xuất phát từ nhu cầu phải tăng cường chuyên chế, thống trị và đàn áp tư tưởng, tiếp thu kiến nghị của thừa tướng Lý Tư, ra lệnh đốt hết các sách sử không thuộc về nước Tần cùng tất cả các sách Thi Thư đang tàng trữ trong dân gian, kể cả các trước tác của Bách Gia Chư Tử. Hoàng đế lại quyết định từ nay về sau, hễ kẻ nào còn dám bàn luận về Thi Thư thì sẽ bị chặt đầu, kẻ nào dùng các chuyện cổ xưa để bài bác việc đời nay thì sẽ bị chém cả nhà.

Vì thế cho nên vô số các điển tích văn hoá đã bị đốt ra thành tro. Sau khi đốt sách đến năm thứ hai, các nho sinh càng thêm bất mãn. Ở sau lưng hoàng đế, họ mắng chửi Tần Thuỷ Hoàng là tham nắm quyền thế, tàn bạo thành tính. Sau khi nhận được những tin cáo giác mật, Tần Thuỷ Hoàng lập tức phái người đi điều tra, bắt giữ các nho sinh trong thành Hàm Dương để thẩm vấn.

Vì các nho sinh này tố cáo lẫn nhau, cho nên Tần Thuỷ Hoàng lên cơn thịnh nộ, đã đem tất cả 460 nhà nho có liên can đến vụ này chôn sống hết.

Đó tức là sự kiện “Phân thư thanh nho” (đốt sách và chôn nhà nho) đã được ghi trong lịch sử.

Việc Tần Thuỷ Hoàng đốt sách và chôn nhà nho đã kìm hãm các tư tưởng chống đối, nhưng đồng thời việc này cũng đã huỷ diệt nền văn hoá lịch sử. Về sau, tuy rằng hoàng đế này có được nghe những lời ca tụng, nhưng trong mỗi lời ca ngợi đều có hàm ý báo trước sự diệt vong cuối cùng