Vì sao khi ăn no thì thức ăn ngon mấy cũng không cảm thấy thèm?

Trong não người có 2 trung khu thần kinh khống chế hành vi thèm ăn, tạm gọi là trung khu thèm ăn và trung khu no.

Khi bụng đói, trung khu thèm ăn hưng phấn cao độ, khiến ta ăn gì cũng cảm thấy ngon. Lúc bụng no, trung khu no hưng phấn khiến sự thèm ăn giảm xuống, vì vậy mà ta không thích ăn nữa.

Vậy đại não làm thế nào để nhận được các thông tin đói hay no của bụng truyền lên?

Điều này có liên quan trực tiếp với độ khẩn trương của cơ trơn trên thành dạ dày. Khi độ khẩn trương của cơ trơn trên thành dạ dày giảm thấp, cảm giác thèm ăn sẽ mất đi và ngược lại. Yếu tố này được quyết định bởi sự co bóp của dạ dày. Khi dạ dày tiêu hóa thức ăn, chỉ có bộ phận ở gần thập nhị chí tràng (cuống trên dạ dày) co bóp. Dạ dày rỗng dần, phạm vi co bóp cũng tăng lên. Đến khi hết thức ăn thì toàn bộ dạ dày sẽ co bóp với lực càng lúc càng mạnh, độ khẩn trương của cơ trơn trên thành dạ dày đạt đến đỉnh cao. Điều này làm hưng phấn cơ quan cảm thụ trong thành dạ dày. Tín hiệu được truyền đến đại não, làm trỗi dậy cảm giác đói, từ đó mà kích thích “trung khu thèm ăn”.

Ngược lại với quá trình trên, khi bụng đã no, lực co bóp giảm xuống, độ khẩn trương của các cơ trơn trên thành dạ dày cũng giảm. Tín hiệu đó được truyền đến trung khu no của đại não, cảm giác thèm ăn sẽ mất đi.