Chuột rút là một hiện tượng thường hay gặp trong quá trình vận động. Khi cơ bị co rút sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội khiến chúng ta không thể cử động được. Vậy sao chúng ta lại bị chuột rút và cách khắc phục là gì? Tham khảo ngay những thông tin ở bài viết để giải đáp thắc mắc này nhé.
Vậy chuột rút là gì?
Chuột rút chính là cơn co mạnh và thắt chặt các cơ lại, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến tận vài phút. Chuột rút thường hay xảy ra ở chân.
Chuột rút mà xảy ra vào đêm thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở vùng bắp chân. Chuột rút đôi khi cũng có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân, đặc biệt thường xảy ra khi chúng ta đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.
Vì sao chúng ta bị chuột rút?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị chuột rút, nhưng điển hình là hai nguyên nhân chính:
– Do thiếu oxy đến các cơ:
Trong quá trình vận động, chúng ta phải tăng nhịp thở để cung cấp đủ oxy đến các cơ bắp. Vận động liên tục, mất sức khiến cho cơ thể không thể sử dụng oxy một cách đủ nhanh để tạo ra nguyên liệu. Khi các cơ bị thiếu oxy sẽ chuyển sang môi trường yếm khí, năng lượng dự trữ sẽ phân hủy thành pyruvate và sẽ tiếp tục chuyển thành lactic, cung cấp năng lượng cho các cơ bắp trong vòng 1~3 phút.
Khi vận động ở cường độ cao thì acid lactic tích tụ càng nhiều sẽ gây ra cảm giác khá nóng rát và nhức mỏi cơ. Nếu lượng acid lactic vượt quá ngưỡng cho phép trong các cơ bắp sẽ khiến chúng ta gần như không thể cử động được.
– Do rối loạn điện giải:
Vận động quá lâu trong thời tiết quá lạnh hay quá nóng sẽ khiến cơ thể bị mất muối và nước. Khi người bệnh sử dụng các loại thuốc prednisone, Statin, thuốc lợi tiểu cũng làm cơ thể bị rối loạn điện giải. Khi nồng độ Na+, K+, Ca++ giảm sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi hoặc hạ kali máu,… Tương tự như việc thiếu oxy đến các cơ thì rối loạn điện giải cũng khiến acid lactic lắng đọng trong các cơ gây mỏi.
Làm thế nào để khắc phục khi bị chuột rút?
Một số cách khắc phục:
Người bị chuột rút sẽ cảm thấy đau rát ở các cơ bắp và không thể cử động được. Đặc biệt, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm khi chúng ta đang lái xe hay bơi lội. Vì vậy, trong những trường hợp dưới đây, chúng ta có thể áp dụng biện pháp xử lý khi cơ co rút như sau:
- Nếu bị co rút ở bắp chân thì chúng ta nên duỗi cơ theo chiều đối ngược rồi từ từ kéo đầu ngón chân với bàn chân lên phía trần nhà, đồng thời hướng về đầu gối.
- Nếu bị co rút ở bắp đùi thì hãy nhờ ai đó kéo thẳng chân ra rồi ấn đầu gối xuống.
- Nếu bị co rút cơ xương sườn thì hãy xoa bóp nhẹ nhàng các bắp thịt xung quanh lồng ngực rồi hít thở thật sâu và thả lòng người thì máu sẽ nhanh chóng lưu thông trở lại.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc thư giãn cơ, vitamin E.… để điều trị co rút cơ.
Một số biện pháp ngừa chuột rút:
Để hạn chế hiện tượng chuột rút thì chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tắm bằng nước ấm để máu lưu được thông dễ dàng trong các khối cơ.
- Vận động nên nhẹ nhàng, đặc biệt nên thả lỏng cơ thể trước khi đi ngủ.
- Không đi giày quá chật hay gót giày quá cao. Đồng thời, nên dùng tất đàn hồi hơi ép vào mạch máu sẽ không gây ứ đọng ở tĩnh mạch chi dưới.
- Uống nước đầy đủ và bổ sung các chất điện giải, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
- Trước và sau khi tập luyện thể thao thì nên khởi động và tập các động tác nhẹ nhàng.
Lời kết
Chuột rút sẽ gây ra những cơn đau cơ dữ dội, đặc biệt sự co cứng của cơ khi đang lái xe hay đang ở dưới nước sẽ khiến chúng ta gặp nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp mà bài viết đã chia sẻ ở trên để phòng tình trạng này nhé. Ngoài ra, 1 chế độ dinh dưỡng cân bằng (không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… ) cũng giúp giảm thiểu hiện tượng này.