vi-sao-ban-bi-te-chan-te-tay

Có lẽ chúng ta ai cũng từng trải qua hiện tượng tê tay, tê chân, nó làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Hiện tượng này nếu kéo dài mà không được điều trị thì sẽ gây nguy hiểm. Một số biến chứng mà chúng ta có thể gặp phải như: teo cơ hoặc đau nhức tê bì, bại liệt,… Hãy cùng tìm hiểu vì sao chúng ta bị tê chân tay nhé!

Vậy tê chân, tê tay là gì?

Tê bì chân tay được hiểu đơn giản là cảm giác bị tê ở chân hoặc ở tay do các dây thần kinh đang bị chèn ép. Hầu hết các trường hợp bị đều cảm thấy tê nhiều ở những ngón giữa và ngón trỏ.

Khi mắc bệnh lý này thì chúng ta thường có cảm giác ở ngón chân, ngón tay như bị kim đâm hoặc bị kiến bò. Thậm chí ở một số người còn bị mất cảm giác. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khiến cho người bệnh cảm thấy khá khó chịu, việc vận động cũng trở lên khó khăn hơn.

Vì sao chúng ta bị tê tay, tê chân?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê chân, tê tay. Nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu là do sinh lý hoặc do bệnh lý.

Do nguyên nhân về sinh lý

Nguyên nhân này chủ yếu chính là do chúng ta hoạt động sai tư thế, mặc đồ quá chật và bó, khoanh chân hoặc đứng quá lâu cũng có thể dẫn đến tê ở chân tay. Ngoài ra, cũng có thể do máu không lưu thông được như bình thường.

Do nguyên nhân về bệnh lý

Tê chân, tê tay cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý sau:

  • Bệnh thoái hóa đốt sống, sẽ khiến dây thần kinh, động mạch đốt sống ở cổ bị chèn ép, gây cản trở đến sự lưu thông máu nên sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có tê chân tay.
  • Thoát vị đĩa đệm, nghĩa là đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, tràn ra khỏi bao xơ của đĩa đệm sẽ gây chèn ép dây thần kinh ở cột sống dẫn đến tình trạng tê chân tay và một vài triệu chứng khác.
  • Bệnh tim mạch cũng làm tê chân tay, vì khi tim hoạt động kém sẽ dẫn đến việc máu không lưu thông tốt.
  • Thoái hóa khớp, nghĩa là khớp tay, khớp đầu gối, khớp háng bị tổn thương, bào mòn có thể dẫn đến tê chân, tê tay và gây hạn chế việc vận động.
  • Đa xơ cứng chính là bệnh rối loạn tự miễn, nó tác động trực tiếp đến hệ thần kinh Trung ương nên có thể dẫn đến tình trạng tê tay chân.
  • Viêm đa khớp dạng thấp, nghĩa là khớp chân, khớp tay bị viêm nhiễm sẽ gây tê tay chân, nhất là khi chúng ta ngồi hoặc đứng quá lâu chỉ ở một vị trí.
  • Hẹp ống sống chính là bệnh bẩm sinh do cột sống bị biến dạng. Cột sống thu nhỏ sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép nên gây tê tay chân.
  • Xơ vữa động mạch, sẽ gây hẹp lòng mạch, chèn ép những dây thần kinh chạy qua nên cũng gây tê tay chân.
  • Viêm đa rễ thần kinh, nghĩa là hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, dẫn đến việc rối loạn cảm giác gây tê tay chân.

Ngoài những nguyên nhân ở trên thì tê tay chân cũng có thể là hậu quả của tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc.

Một số cách giảm tê chân tay hiệu quả:

  • Đầu tiên thì mỗi chúng ta nên có ý thức rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, bởi việc làm này cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là khi luyện tập thể dục thì máu sẽ có điều kiện để lưu thông tốt hơn nên giảm hiện tượng tê chân tay.
  • Không nên vận động hay lao động quá sức vì điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dễ gây nguy cơ bị chấn thương khiến các dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra hiện tượng tê tay chân. Vì thế, chúng ta cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý để giữ gìn sức khỏe cũng như tinh thần luôn thoải mái.
  • Nếu bạn nhạy cảm với thời tiết thì cần lưu ý việc theo dõi dự báo thời tiết và nên chuẩn bị bảo vệ cơ thể trước khi điều kiện tự nhiên thay đổi. Một số việc chúng ta có thể thực hiện được như: giữ cơ thể ấm áp hay ngâm tay chân trong nước ấm sẽ kích thích máu lưu thông hơn.

Lời kết

Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn nguyên nhân gây tê tay chân. Nếu bạn thấy tình trạng tê bì của mình kéo dài liên tục thì nên đi khám bác sĩ nhé.