12 Tháng Chín, 2024

Trong thời cổ Trung Quốc, sau khi các hoàng đế chết đi, hầu như bao giờ cũng xây lăng mộ. Chẳng hạn như lăng của Tần Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây, lăng các hoàng đế nhà Hán ở thành phố Hàm Dương, Mậu Lăng ở huyện Hương Bình, Kiền Lăng ở huyện Kiền, Thập Tam Lăng của nhà Minh ở Bắc Kinh, Thanh Đông Lăng ở huyện Tuân Hoá tỉnh Hà Bắc.

Các lăng mộ này được xây dựng cực kỳ tráng lệ, chẳng khác gì những cung điện nằm sâu dưới lòng đất, tất cả đều có giá trị lịch sử và giá trị văn hoá cao, hấp dẫn rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử, cũng như các du khách trong và ngoài nước.

Nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa phát hiện được lăng mộ của các vị hoàng đế triều đại nhà Nguyên.

Đó là vì các hoàng đế đời nhà Nguyên đều là người Mông Cổ, mà các quý tộc Mông Cổ có tập quán chôn sâu, không xây mộ.

Theo lời Diệp Tử Kỳ đời nhà Minh trong cuốn “Thảo Mộc Tử”, các hoàng đế đời Nguyên, sau khi băng hà nhất luật không dùng quan quách, mà chỉ dùng hai đoạn gỗ trò đục rỗng làm quan tài để đặt thi thể vào rồi đào hố thật sâu mà chôn xuống. Sau khi hố được lấp đầy, họ dùng ngựa dẫm phẳng, đặt quân phong toả, và chờ khi có bên trên mọc đầy, không còn nhận ra dấu vết thu quân. Do đó người đời sau khó phát hiện nơi chôn thi thể của các hoàng đế triều Nguyên.

Tuy nhiên có lẽ ai cũng thắc mắc. Tại sao ở Y Kim Hoắc Lạc Kỳ bên Mông Cổ lại có một cái lăng Thành Cát Tư Hãn rất huy hoàng, nguy nga theo kiểu tường bao của Mông Cổ? Thật ra lăng này là do Chính phủ Nhân dân Trung ương cấp tiền xây dựng sau ngày giải phóng, là công trình có tính chất tưởng niệm, còn bên trong không có thi hài của Thành Cát Tư Hãn