Nguyên đán là gì?

Theo tiếng Hán, chữ “Nguyên” ở đây có nghĩa là bắt đầu, tức là thứ nhất, còn chữ “đán” ở đây nghĩa là một ngày hoặc buổi sáng. Hai chữ này được ghép lại với nhau có thể hiểu là để chỉ ngày đầu tiên trong một năm.

Ở Việt Nam, “Nguyên đán” là ngày mồng một tháng Giêng của âm lịch. Tuy nhiên ở Trung Quốc và 1 số nước khác ngày mồng một tháng Giêng của dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán”.

Vì sao lại có điều đó?

Do thời gian mà Trái đất xoay quanh Mặt trời được 1 vòng theo phương pháp làm lịch gọi là một năm. Tuy nhiên sự vận chuyển của Trái đất quanh Mặt trời không có điểm đầu và điểm cuối nào cố định, vì thế điểm đầu và điểm cuối của một năm là do con người quy định ra.

Nguồn gốc của “Nguyên Đán”?

Ở Trung Quốc, theo truyền thuyết thì tên gọi “Nguyên đán” bắt nguồn từ một vị hoàng đế trong Tam hoàng – Ngũ đế có tên là Chuyên Húc. Chuyên Húc chọn tháng Giêng nông lịch là Nguyên và ngày mồng một là Đán.

Về sau có những triều đại khác lại thay đổi nhật ký của ngày Nguyên đán. Chẳng hạn như nhà Hạ và nhà Thương lấy ngày mồng một tháng Mười Hai là Nguyên đán. Nhà Chu thì lấy ngày mồng một tháng Mười Một làm Nguyên đán, nhưng đến thời Hán Vũ Đế lại lấy ngày mồng một tháng Giêng là Nguyên đán, rồi từ đó đến nay trải qua các thời đại, nhật kỳ của ngày Nguyên đán không còn thay đổi khác nữa.

Từ sau cách mạng Tân Hợi, người Trung Quốc bắt đầu chuyển sang dùng Công lịch và ngày Nguyên đán âm lịch được đổi tên thành Xuân tiết (ngày Tết xuân), còn ngày mồng một tháng Giêng của lịch mới thì được đổi thành Tân niên (ngày năm mới).

Ở trung quốc năm 1949, chính thức quy định rằng ngày mồng một tháng Giêng Công lịch (dương lịch) là ngày Nguyên đán.

Ngày nay, rất nhiều quốc gia áp dụng Công lịch đều lấy ngày mồng một tháng Giêng làm ngày “Nguyên đán”. Song vẫn có một số quốc gia và dân tộc khác, do phương pháp làm lịch dựa theo tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, khí hậu các mùa… không đồng nhất với nhau, cho nên nhật ký ngày Nguyên đán của mỗi nước được định ra khác nhau.
Ví dụ người Ai Cập ngày nước sông Nil bắt đầu dâng lên được lấy làm ngày Nguyên đán.