Cây có bao nhiêu loại rễ cây?

Trong tự nhiên cây cối sinh sôi nảy nở và phát triển được là nhờ vào hệ rễ cây của chúng. Rễ cây có vai trò vô cùng quan trọng với các chức năng chính như hút nước và các chất khoáng từ đất đi nuôi cây, bám đất, và nhiều các chức năng quan trọng khác nữa tùy thuộc vào đặc điểm thích nghi khác nhau. Chính vì vậy rễ cây có đóng góp to lớn trong việc hình thành nên hành tinh xanh mà con người đang sinh sống. Vậy, có bao nhiêu loại rễ cây? Phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường bên ngoài mà từng loại môi trường thì rễ cây có các cách thích ứng khác nhau, chính vì vậy hình thành nên nhiều loại rễ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Nếu trong quá trình sinh trưởng vòng đời của thực vật thì sẽ có hai loại:

– Rễ sơ sinh: Là rễ của thực vật phát triển đầu tiên khi hạt nảy mầm. Sau đó thì rễ này có thể là tiêu biến đi hoặc phát triển tiếp tùy thuộc ở nhiều loài thực vật.
Rễ thực thụ: Là những rễ cây sinh ra trong quá trình phát triển của cây, chúng có thể là mới hoàn toàn hoặc phát triển từ rễ sơ sinh.

Nếu phân loại vào vị trí của rễ cây thì chúng ta có thể phân loại thành ba loại chính:

– Rễ chính: Là rễ sơ sinh phát triển thành. Tùy từng loại thực vật mới có loại rễ này tồn tại.
– Rễ phụ: Đại diện tiêu biểu cho loại rễ này là đa, bồ đề…

– Rễ bên: Là các rễ được mọc ra, phân nhánh từ rễ chính hoặc rễ phụ mà không phải mọc ra từ cổ rễ của cây.

Bộ rễ của thực vật sẽ được phân loại dựa theo số lượng và cấu tạo từ các rễ của cây. Thường sẽ phân loại thực vật theo hai hệ rễ:

– Hệ rễ cọc: Đại diện tiêu biểu cho rễ cọc là cây ăn quả thân gỗ
– Hệ rễ chùm: Đại diện cho loại rễ này là lớp hành (Liliopsida)

Ngoài chức năng chính là bám giữ và hút dinh dưỡng, đối với nhiều loài thực vật phát triển rễ thêm những chức năng riêng để thích nghi với điều kiện sinh thái:

– Rễ củ: Đại diện cho các cây mang loại rễ củ này là củ Cà rốt (Daucus carota L.), Củ đậu (Pachyrrhirzus erosus Urb.)

– Rể móc: vạn niên thanh, trầu bà, trầu không, hồ tiêu
– Rể thở: Đại diện là rễ Bụt mọc (Taxodium distichum Rich.).
– Giác mút: Đại diện là: tơ hồng, tơ xanh, tầm gửi, ….

Vì sao có người nói “Cây to rễ sâu” nghĩa là gì?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 – 2 m; cây Bồ Công Anh sống nơi hoang dã, khi thân cao tới 20 cm thì rễ cây đã cắm sâu xuống hơn 1 m đất rồi. Rễ cây cổ Linh lăng sống ở sa mạc thì sâu những 12 m. Rễ cây Bồ Pa-ác-ba ở châu Phi chu xuống đất địa tầng sâu những 30 m.

Rễ của thực vật không những cắm rất sâu mà còn rất rộng nữa.

Rễ rất nhiều đồng thời diện tích bao phủ cũng tương đối lớn. Loại cây Mạch đen sống ở Xibêri có những 14.000 rễ nhỏ, chiếm 225 m2 đất. Trên các rễ nhỏ còn có mọc hàng 15 tỷ rễ tu, tính sự tiếp xúc của diện tích rễ tu với đất thì phải đến 400 m2.

Hệ thống rễ của cây gỗ cũng rất vĩ đại. Tổng diện tích của chúng vượt xa so với diện tích che phủ của lá và cành. Thường là gấp 5 đến 15 lần diện tích che phủ.

Tất cả những rễ to, rễ con, rễ tu đều giống như triệu triệu bàn tay nhỏ, nắm chặt lấy đất, giữ cho thân cây đứng vững chắc trên mặt đất, đồng thời giữ cho đất khỏi bị nước cuốn trôi. Ngoài tác dụng giữ vững cây, chúng còn có nhiệm vụ tìm kiếm, hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Rễ của thực vật bị thu hút bởi sức hút của quả đất nên sinh trưởng trong đất gọi là tính hướng địa, rễ có đặc tính mọc theo hướng nước ẩm gọi là tính hướng thuỷ. Thực vật hút được thuỷ phần và dinh dưỡng là hoàn toàn nhờ vào các rễ tu (mao). Chúng không ngừng mở rộng, cắm sâu xuống lòng đất tìm kiếm thức ăn, nước uống cho cây.

Rễ tu rất bé, dài nhất cũng chỉ 7 – 8 mm, nhưng chúng lại rất nhiều, người ta tính trên 1 mm2 rễ, đậu Hà Lan có hơn 220 rễ tu. Những chiếc rễ tu này như những chiếc “máy bơm” nhỏ, không ngừng hút nước và dinh dưỡng từ trong lòng đất, cung cấp sự sống cho cây, cành, lá, cho hoa và quả.