Trẻ từ 6 tháng tuổi dễ bị mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,… Vậy nguyên nhân này là do đâu, cha mẹ nên xử trí và phòng ngừa bệnh này như thế nào để mang lại hiệu quả, sẽ được giải đáp trong bài dưới đây.
Trẻ từ 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh về đường hô hấp là do:
Trẻ nhỏ từ 6 tháng thường dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Nguyên nhân của tình trạng này là do các loại vi khuẩn hay virus…gây bệnh phát triển mạnh mẽ hơn trong điều kiện nắng nóng với độ ẩm cao. Trong khi đó, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi hệ miễn dịch vẫn còn non yếu nên không đủ sức để chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, trẻ sẽ thường gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe, rất dễ mắc các bệnh về hô hấp.
Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nó hoạt động tốt giúp trẻ ngăn chặn được mầm bệnh xâm nhập, tiêu diệt chúng khi vào cơ thể, nhận diện và ghi nhớ để có những phản ứng hiệu quả hơn trong lần sau khi mầm bệnh xuất hiện. Ngược lại ,nếu hệ miễn dịch kém thì trẻ thường xuyên bị các vi khuẩn hay virus ồ ạt tấn công gây bệnh, nhất là những bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Hệ miễn dịch cũng có sự phát triển theo hướng trước 6 tháng, trẻ nhận kháng thể từ mẹ truyền sang nên sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Còn từ 6 tháng thì kháng thể từ mẹ truyền sang không còn, đồng thời trong khi cơ thể chưa tự sinh ra được đủ kháng thể nên hệ miễn dịch của trẻ thường rất yếu nên luôn có nguy cơ nhiễm bệnh.
Cha, mẹ nên làm gì khi con bị viêm đường hô hấp?
Dưới đây là một số hướng dẫn giúp cho các bậc phụ huynh có hành động kịp thời để bé yêu khỏe mạnh:
Nếu trẻ chảy nước và ngạt mũi: Cha, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho con, sau đó sẽ thấm khô bằng tăm bông sạch. Để con gối cao đầu hay cha, mẹ có thể bế con ở tư thế thẳng. Nên giữ ấm cho con vào mùa đông và nên mắc quần áo thoáng mát cho con vào mùa hè.
Nếu trẻ bị sốt: Cha, mẹ nên để con mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát. Chườm khăn ấm cho con ở vùng trán, vùng bẹn với vùng nách. Theo dõi thân nhiệt của con khoảng 30 phút/lần. Nên cho con bú mẹ nhiều hơn đề bù nước. Trong trường hợp con sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt.
Trẻ bị ho: Nếu gặp tình trạng ho không quá nghiêm trọng thì cha, mẹ có thể cho con uống thuốc long đờm với nước chanh mật ong để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài hay ho nặng kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đưa con đi khám.
Cách phòng việc nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ
Phòng bệnh hơn là chữa bệnh – đó là phương châm luôn được các chuyên gia y tế khuyến cáo. Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho con các cha, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Giặt giũ thường xuyên chăn ga gối cho con.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh bị nấm mốc.
- Giữ ấm cho con khi trời lạnh, đặc biệt là ban đêm.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng cho con, đặc biệt bổ sung nhiều nước cùng rau và hoa quả tươi. Nên chia nhỏ bữa ăn cho con và nấu thức ăn lỏng hơn khi con đang bị ốm bởi vì lúc này hệ tiêu hóa hoạt động thường kém hơn nên cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
- Để giúp con dễ thở hơn thì đặt con nằm nghiêng đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình đào thải các chất nhầy trong cơ thể của con.
- Không để nhiệt độ cơ thể của con lên quá cao.
- Khi con sốt nên kịp thời hạ sốt bằng cách lấy nước ấm làm dịu cơ thể và cho con mặc đồ thoáng mát.
- Giữ cho mũi con luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách tăng cường việc vệ sinh mũi ngay khi có biểu hiện viêm mũi.
- Tiêm phòng vaccine là cách phòng bệnh rất hữu hiệu và tác dụng nhất cho con.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp mà các bé sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho con trẻ. Đồng thời bổ sung thêm những thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine cùng các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm,vitamin nhóm B, selen, crom… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của bé, tăng cường sức đề kháng để bé ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa hơn.