12 Tháng Mười, 2024

Chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam hay còn gọi là hiện tượng chảy máu mũi. Đây là tình trạng xuất huyết ở đường mũi do các niêm mạc mũi bị tổn thương.

Nguyên nhân gây chảy máu cam?

Chảy máu từ mũi, tự phát hoặc do ngoáy mũi hay chấn thương.

  • Chảy máu do điểm mạch Kisselbach.
  • Chảy máu do động mạch.
  • Chảy máu toả lan do mao mạch.

Những nguyên nhân khác có thể gây chảy máu cam (chảy máu mũi) bao gồm:

  • Viêm mũi xoang (nhiễm trùng mũi xoang)
  • Viêm mũi dị ứng
  • Cảm lạnh
  • Dị vật mũi. Đặc biệt lưu ý ở trẻ nhỏ.
  • Bệnh máu khó đông, ví dụ như hemophilia
  • Uống thuốc Aspirin
  • Sử dụng thuốc kháng đông, ví dụ như warfarin and heparin
  • Hít phải các hóa chất gây kích ứng niêm mạc mũi, như Amoniac (NH3)
  • Sử dụng Cocaine
  • Vẹo vách ngăn
  • Thuốc xịt mũi, nếu dùng quá thường xuyên và không đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Viêm mũi không do dị ứng
  • Chấn thương mũi

Có những loại chảy máu cam nào?

Chảy máu mũi trước: Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước do màng nhầy trở nên quá khô, hoặc có một tác động lực trực tiếp vào mũi. Tình trạng này rất hiếm khi nguy hiểm.

Chảy máu mũi sau: Là tình trạng nghiêm trọng hơn, máu xuất phát ở phía sau khoang mũi rồi chảy xuống miệng và họng, gây ho khạc hoặc nôn ra máu.

Những ai thường bị chảy máu cam?

Hiện tượng chảy máu mũi tương đối phổ biến. Theo thống kê, chảy máu cam ở trẻ em nhiều gấp hai lần so với người lớn. Trong đó, tình trạng bà bầu bị chảy máu mũi cũng thường xảy ra. Trẻ có thể chảy máu cam trong khi ngủ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các bước tự chăm sóc tại nhà khi bị chảy máu cam

Ngồi dậy và cúi người về phía trước. Tư thế ngồi có thể giúp làm giảm áp lực trong các mạch máu ở mũi. Điều này ngăn chảy máu mũi nặng hơn. Ngoài ra, cúi người về phía trước để máu không chảy xuống họng và vào dạ dày, vì nó có thể gây kích thích dạ dày.
Không cố gắng hỉ mũi mạnh hay khạc máu vì có thể khiến chảy máu nặng hơn. Bạn nên nhẹ nhàng lau sạch và bóp cánh mũi để đẩy máu cũ trong mũi ra. Nhổ nhẹ nhàng nếu máu chảy xuống họng.

Xịt thuốc co mạch mũi – các thuốc xịt giảm nghẹt mũi (nếu có)

Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt 2 bên cánh mũi, ngay cả khi chỉ chảy máu 1 bên mũi. Thở nhẹ nhàng bằng miệng. Tiếp tục bóp chặt trong khoảng 10 – 15 phút. Động tác này giúp chèn chặt vào điểm chảy máu tại niêm mạc mũi và thường có thể làm ngưng chảy máu cam.

Đặt một túi chườm lạnh lên mũi để các mạch máu mũi co lại và làm đông máu nhanh hơn, giúp giảm chảy máu.

Lặp lại các bước trên nếu chảy máu chưa ngưng hẳn.

Khi chảy máu mũi đã ngưng, để ngăn không bị chảy lại, bạn không nên ngoáy mũi hay hỉ mũi mạnh. Tránh cuối đầu xuống thấp vì có thể làm tăng áp lực ở mạch máu niêm mạc mũi. Nên giữ đầu ở tư thế cao hơn tim.

Tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ khi thấy

  • Cháy máu dữ dội và ồ ạt
  • Chảy máy trong hơn 30 phút
  • Có con dưới 2 tuổi bị chảy máu cam
  • Bắt đầu chảy máu sau khi bị chấn thương hoặc tổn thương
  • Dùng thuốc làm loãng máu
  • Hãy hẹn khám bác sĩ nếu bạn
  • Chảy máu cam nhiều lần khi không bị thương tích hoặc chấn thương

Nguồn: tổng hợp