Hiện tượng là nấc cụt là gì?

Nấc cụt là biểu hiện khá phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Nó có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn.

Nấc cụt xảy ra là do cơ hoành nằm giữa lưng và bụng bị co thắt ngoài ý muốn. Khi cơ hoành bị co thắt khiến cho dây thanh âm bị đóng lại, lúc này sẽ tạo ra âm thanh đặc trưng mà chúng ta vẫn thường nghe thấy khi nấc.

Thông thường nấc chỉ diễn ra trong khoảng vài phút ngắn ngủi, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt xảy ra trong nhiều giờ.

Một số điều thú vị về nấc cụt có thể bạn chưa biết như:

  • Biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi tối.
  • Đối với phụ nữ nó sẽ thường xảy ra trước khi hành kinh.
  • Khi nấc chỉ ảnh hưởng tới một nửa cơ hoành và thường là ở bên trái.

Nhìn chung biểu hiện này không gây hại đến sức khỏe nhưng nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt khi đang nói chuyện hoặc ăn uống mà bị nấc sẽ khiến bạn dễ bực mình.

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng là một triệu chứng bệnh lý nhất là những cơn nấc kéo dài ở người lớn. Vì vậy, bạn cần theo dõi và phát hiện sự bất thường để kịp thời đi khám.

Một cơn nấc bình thường không ảnh hưởng tới sức khỏe và không cần điều trị, cơn nấc cụt sẽ tự hết. Vì sự khó chịu của nấc gây ra, mọi người thường muốn hết cơn nhanh chóng.

Tại sao nấc cụt lại xảy ra?

Nấc cụt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do cảm xúc hay tình trạng thể chất. Khi ấy, tình trạng kích thích xảy ra trên dây thần kinh kết nối não với cơ hoành. Một số nguyên nhân gây nấc cụt phổ biến bao gồm:

  • Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
  • Cảm thấy hồi hộp hay phấn khích quá mức
  • Uống đồ uống có ga hoặc đồ uống chứa cồn
  • Căng thẳng (stress)
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • “Nuốt” nhiều không khí vào miệng trong khi ăn uống

Điều trị nấc cụt

Hầu hết các trường hợp nấc cụt không phải là tình trạng cấp cứu và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu cơn nấc kéo dài có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị nấc kéo dài hơn 2 ngày. Bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng nấc cụt đối với sức khỏe của bạn.

Có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị. Thông thường cơn nấc sẽ tự hết. Tuy nhiên, vẫn có một số cách sau bạn có thể thử tại nhà:

  • Thở vào một túi giấy
  • Ăn một muỗng đường
  • Nín thở
  • Uống một ly nước lạnh
  • Thè lưỡi ra ngoài
  • Cố ý thở hổn hển hoặc ợ hơi
  • Để đầu gối chạm vào ngực và giữ nguyên tư thế như vậy
  • Ngậm miệng, bịt mũi và gắng sức thở mạnh ra
  • Thư giãn và hít thở chậm rãi
  • Nếu bạn vẫn còn bị nấc cụt sau 48 giờ, hãy đến khám bác sĩ.

Nguồn: tổng hợp