Vì sao trăng lại sáng?

Mặt trăng là thiên thể sáng nhất trên bầu trời của Trái đất chỉ sau Mặt trời.

Vào ban đêm khi trời quang mây nó là thiên thể sáng nhất, kế đến là Sao Kim. Khi Trăng tròn “vành vạnh” nó có độ sáng gấp 1.500 lần so với Sao Kim !

Như mọi thiên thể khác trong Hệ Mặt trời (các Hành tinh cùng các Mặt trăng của chúng) Mặt trăng tiếp nhận ánh sáng của Mặt trời chiếu rọi và phản xạ ngược trở lại vì vậy “sự sáng” của nó cũng chính là ánh sáng của Mặt trời.

Trong đêm tối bạn rọi đèn pin vào bất kì vật thể nào thì ta nhìn thấy chúng sáng lên; vật thể nào càng gần hay vật liệu có tính phản quang mạnh thì vật thể đó càng nhìn thấy sáng nhiều hơn.

Do bề mặt của Mặt trăng là đất đá phong hóa cùng những mảng rộng lớn dung nham nguội sẫm màu và hoàn toàn không có nước cộng thêm bầu khí quyển cực mỏng nên chỉ phản xạ 11% ánh sáng ra ngoài không gian; nếu so Trái đất có nước, khí quyển dày .v.v. thì “Trái đất tròn” khi đứng trên mặt trăng ta sẽ thấy Trái đất phản xạ tới 37% ánh sáng.

Giải đáp 1 số câu hỏi về mặt trăng có thể bạn chưa biết!

1. Mặt trăng quay quanh hành tinh nào?

Đáp án: Trái Đất

Mặt trăng được xem như vệ tinh của trái đất, nó chịu tác động bỏi lực hút trái đất nên quay quanh trái đất không thể rời xa.

2. Một ngày ở mặt trăng bằng mấy ngày ở trái đất?

Đáp án: 2 tuần

Mỗi ngày ở mặt trăng có thời gian bằng 2 tuần ở trái đất. Một đêm ở mặt trăng dài hơn 2 tuần ở trái đất. Do mặt trăng mất 30 ngày để qua quanh trái đất và 1 vòng quanh nó.

Thực ra một bên của Mặt trăng đang tự chuyển động, bên kia vẫn đang quay quanh Trái đất, còn Trái đất lại đang quay xung quanh Mặt trời. Sau khi Mặt trời chuyển động một vòng, Trái đất cũng quay một khoảng trên quỹ đạo xung quanh Mặt trời, vì vậy sau 27,3 ngày, lẽ ra Mặt trăng đối diện với điểm đó của Mặt trời thì bây giờ lại không đối diện với Mặt trời nữa mà lại còn quay thêm một góc nữa mới có thể đối diện với Mặt trời, khoảng thời gian này là 2,25 ngày, cộng 27,3 ngày với 2,25 ngày thì chẳng phải là xấp xỉ 29,5 ngày sao.

3. Vì sao khi ta đi mặt trăng cũng đi theo?

Đáp án: Do cảm nhận của mắt chúng ta

Do mặt trăng ở quá xa so với tầm mắt, khi vừa đi vừa nhìn vào mặt trăng, con người luôn có cảm giác mặt trăng luôn đi theo mình.

4. Các nhà du hành vũ trụ di chuyển trên mặt trăng bằng cách nào?

Đáp án: Nhảy từng bước

Do lực hút của mặt trăng yếu hơn so với lực hút của trái đất nên con người không di chuyển theo từng bước 1 mà nhảy từng bước. Theo nghiên cứu, ở mặt trăng con người có thể nhảy cao hơn gấp 6 lần trên trái đất.

5. Mặt trăng ở cách trái đất bao xa?

Đáp án: 380.000 Km