Tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng bệnh. Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể tạo ra kháng nguyên chống lại các bệnh đó. Khi một lượng nhỏ virus có trong vắc-xin tiến vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một cuộc tấn công bảo vệ và kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi những kẻ xâm lực.
Các kháng thể sẽ duy trì hoạt động trong cơ thể người được tiêm, từ đó sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn được tiêm trong vắc-xin đó.
Lợi ích của tiêm chủng?
– Phòng bệnh hiệu quả: Đến 95% trẻ được tiêm chủng sẽ tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các căn bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo khó chữa trị, như: bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi, lao, quai bị, viêm não Nhật Bản.
– Tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: Khi tránh được các bệnh truyền nhiễm xâm hại cơ thể, trẻ em sẽ được khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật đặc biệt ảnh hưởng đến thể chất và trí não.
– Chi phí tiêm thấp hơn điều trị: Chi phí dành cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều so với chi phí khi phải điều trị khi trẻ mắc bệnh.
Lịch tiêm chủng?
Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng như sau:
Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ các mũi cần thiết hoặc tiêm chủng muộn sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị mắc bệnh cao hơn trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ. Vì vậy càng cho thấy nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm muộn thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, làm gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ và nhiều hậu quả nặng lề sau đó.