Trầm Hương là cây kiều mộc xanh quanh năm dòng Thuỵ hương, cũng có tên là “Già nam hương”, “Kỳ nam hương”, lá da thuộc, dạng trứng hình kim tẽ ra, nhẵn bóng, hoa mầu trắng, hoa xếp hình dù…

Nguồn gốc của Trầm Hương là ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam v.v… và một số vùng khác nữa, ruột gỗ là một trong những hương liệu đậm đà rất nổi tiếng. Học thuật Đông y dùng dầu rễ cây có màu cọ đen hoặc cành sau khi gia công thành vị thuốc, tính ấm, vị đắng, có công hiệu trị giáng khí chỉ đau, chủ trị hen xuyễn, buồn nôn, đay dạ dày v.v… và nhiều chứng bệnh khác.

Xưa Trầm Hương có nhờ nhập khẩu, giá trị rất đắt.

Sau thời Tống, Nguyên, ở Đông Quản tỉnh Quảng Đông đã xuất hiện một giống Trầm Hương khác gọi là Thổ Trầm Hương, vì nó chủ yếu sản xuất ở Đông Quản, nên cũng có tên là “Quản hương”. Người ta trồng cây này dùng để lấy trầm, phương pháp lấy trầm là cưa đi một đoạn cây thích hợp, chỉ còn để lại mặt cắt của phần rễ, để cho vài năm bắt đầu khai thác trầm. Khi đục trầm dùng cây đục gỗ dài, chỉ đục thành hoa văn như răng ngựa, sau đó dùng đất phủ lên, để cây tiếp tục lớn. Mỗi năm vào kỳ thu đông lại đục trầm một lần, cây càng già, hương càng tốt, hương tốt nhất là ở các mảnh vụn khi đục. Quản hương từ Quảng Châu xuất khẩu ra nước ngoài qua cảng Cửu Long (Hồng Kông) nên cảng này có tên là Hương Cảng.

Trầm Hương là giống cây nhiệt đới, chỉ có ở một số vùng nhất định. Trầm Hương sản xuất ở đảo Hải Nam có chất lượng tốt nhất.

Tên Trầm Hương vì đâu mà có? Nếu bỏ Trầm Hương xuống nước thì bị chìm ngay, khi đốt cháy có mùi thơm nồng nàn, nên có tên này. Sáp gỗ thơm cất thành cao, mầu đen, thơm ngát, cho vào nước bị chìm, nên gọi là Trầm Hương, có loại nửa nổi nửa chìm thì gọi là Hương.

Trầm Hương còn có một tên khác là “Ưng mọc” do hoa của nó có hình giống chim ưng.