Sao Kim
còn được gọi là sao Hôm, hay sao Mai là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng ngược lại.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do bầu khí quyển dày đặc của Kim tinh.
Các nhà khoa học cho rằng có lẽ lúc ban đầu hành tinh này có trục quay rất nghiêng. Có ít nhất hai cách giải thích sự thay đổi chiều quay này. Đầu tiên, như đa số các nhà khoa học thường nghĩ, hành tinh này đã đảo ngược trục quay 180 độ. Sự vận động hỗn độn của tầng khí quyển dày dặc bên ngoài của nó khiến cho cấu trúc rắn bên trong bị lôi cuốn theo, quay ngược chiều trong khi trục quay không đổi.
Là hành tinh sáng nhất trong hệ môi trường, sao Kim được coi là “anh em song sinh” của Mặt trời. Kích thước của nó bằng 93% đường kính Trái đất, khối lượng bằng 88%, có mật độ và thành phần hoá học gần tương tự nhau và độ tuổi tương đối trẻ (có rất ít miệng núi lửa trên hai hành tinh này).
Tuy nhiên, sao Kim khác hẳn hành tinh xanh của chúng ta, đặc biệt do áp suất của nó cao gấp 90 lần áp suất của Trái đất. Các lớp mây dày đặc chứa acid sulfuric tại hành tinh này khiến cho các nhà thiên văn không thể quan sát được bộ mặt thật của sao Kim. Do có tầng mây khổng lồ bao phủ, nhiệt độ bề mặt hành tinh này cao đến 470 độ C sinh ra từ hiệu ứng nhà kính.