12 Tháng Chín, 2024

Rau hoa quả tươi là gì?

Đó là một loại nông sản tương đối khó bảo quản vì lượng nước trong rau quả cao (từ 85%-95%) là điều kiện tốt cho vi khuẩn hoạt động. Và chỉ 5% đến 15% còn lại chất khô nên rau quả rất dễ bị hỏng và dập nát trong trạng thái của rau quả tươi sau thu hoạch, bảo quản và vận chuyển.

Mặt khác thành phần dinh dưỡng rau quả phong phú, có chứa nhiều loại đường, đạm muối khoáng, sinh tố, kết cấu tổ chức tế bào của đa số loại rau quả lại lỏng lẻo, mềm xốp, dễ bị xây xát, sứt mẻ, bẹp, nát nên vi sinh vật dễ bị xâm nhập.

Không phải lúc nào cũng có thời gian đi chợ mỗi ngày. Và để có được những thực phẩm chất lượng nhất bạn cần phải biết cách bảo quản rau quả tươi.

Trong rau quả còn chứa nhiều loại men, sau khi thu hoạch trong quá trình bảo quản nó vẫn tiếp tục tiến hành hàng loạt các quá trình sinh lý, sinh hoá, thuỷ phân trong nội bộ làm tiền đề cho vi khuẩn phát triển.

Việt Nam được biết đến là một trong những đất nước có khí hậu thuộc nhiệt đới gió mùa sở hữu nhiệt độ cũng như độ ẩm rất cao.

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của những loại vi sinh vật, vi khuẩn, nấm mốc. Thêm nữa, ở nhiệt độ cao, rau củ quả dễ dàng hô hấp hơn. Vì thế bảo quản rau củ quả ở điều điện này rất khó khăn bởi chúng rất nhanh chín và chóng hỏng.

Mục đích của việc bảo quản rau quả tươi

Nhằm làm cho vi khuẩn sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn, chúng không còn có khả năng gây hại đến rau củ quả của bạn. Nhờ vậy, thực phẩm của bạn sẽ luôn trong trạng thái tươi ngon nhất.

Các phương pháp bảo quản rau củ quả tươi:

  • Bảo quản rau quả tươi ở điều kiện thường
  • Bảo quản rau quả bằng phương pháp lạnh
  • Sấy khô
  • Ngâm chua, ngâm muối
  • Đóng hộp

Thời hạn bảo quản rau củ như thế nào còn phụ thuộc vào đặc tính sinh học của từng loại như thế nào. Phần lớn những loại củ quả hiện nay chỉ có thể ở điều kiện thường trong khoảng vài ngày.