Sau khi uống sữa bị tiêu chảy, thì nguyên nhân thường là do 1 số nguyên nhân sau đây, kèm theo hướng dẫn cách khắc phục ở mỗi trường hợp cụ thể.

1. Do không dung nạp Lactose

Khi thiếu chất lactase, một loại enzyme chịu trách nhiệm tiêu hóa lactose trong cơ thể. Những người không dung nạp lactose không thể tiêu hóa được lactose trong sữa, do đó thường bị tiêu chảy sau khi uống sữa.

Mặc dù tình trạng này không được xem là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng rất khó chịu, thường xuất hiện sau 15 phút đến 2 giờ sau khi uống sữa hoặc tiêu thụ thực phẩm khác có chứa lactose.

Các triệu chứng thông thường khác của không dung nạp lactose bao gồm: Đau bụng, Đầy bụng, Buồn nôn, Nôn, Đầy hơi.

Cách khắc phục:

– Nếu cơ thể không dung nạp được đường lactose thì không nên uống sữa bò, mà hãy uống các sản phẩm sữa không có đường lactose, như sữa công thức hoặc sữa đậu.

2. Do bị dị ứng

Một số người do bị dị ứng với sữa, chủ yếu là dị ứng với chất đạm trong sữa nên khi uống sữa thường bị tiêu chảy.

Cách khắc phục:

Nếu bạn bị dị ứng với sữa, cách xử lý tốt nhất là không uống sữa tươi, chuyển sang uống các loại sữa từ ngũ cốc như sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa bắp…

3. Do uống khi bụng đói

Khi bụng đang đói, nhiều người thường nghĩ uống sữa để “lấp đầy bụng” và bụng no thật nhưng sau đó vài phút hoặc vài giờ, họ sẽ thấy đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy ngay. Hiện tượng này, dân gian ta thường gọi là “bụng yếu”, cơ thể không tiêu hóa được các dưỡng chất trong sữa.

Cách khắc phục:

Người bị tiêu chảy khi uống sữa lúc bụng đói nên đổi thời gian uống sữa vào giữa các bữa ăn hoặc sau khi ăn.

4. Do uống sữa hết hạn

Sữa hết hạn, nhiều thành phần dưỡng chất, hương vị sữa bị biến đổi, khi bạn tiêu thụ các sữa hết hạn này vào cơ thể, chúng sẽ “phá bụng”, gây tiêu chảy.

Cách khắc phục:

Xem kỹ hạn dùng của sữa trước khi uống, loại bỏ sữa hết hạn để tránh người nhà, nhất là các bé yêu uống nhầm, bị tiêu chảy nhé.

5. Do uống sữa không được bảo quản tốt

Sữa không bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, bị biến chất, sữa không che đậy cẩn thận, bị côn trùng tiếp cận, bám đầy bụi bẩn… Khi uống những loại sữa này, bạn sẽ dễ bị tiêu chảy.

Cách khắc phục:

Sữa uống thừa nên bảo quản trong tủ lạnh, che đậy kỹ, không để bụi, côn trùng tiếp cận.

6. Do uống sữa giả, kém chất lượng

Những sản phẩm sữa giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi tiêu thụ vào cơ thể cũng dễ gây tiêu chảy, vì cơ thể bạn không thể hấp thu, tiêu hóa sữa.

Cách khắc phục:

Chọn mua sữa chính hãng, chất lượng tốt của các thương hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng, nên mua ở các cửa hàng, siêu thị lớn, tin cậy.